Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học

Cùng với sự phát triển của Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao, đến năm 2010, phòng Nghiên cứu Triển khai Công nghệ sinh học đã được thành lập theo Quyết định Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh.

Thời gian đầu hoạt động, phòng Nghiên cứu Triển Khai Công nghệ sinh học chưa được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng xác lập hai định hướng nghiên cứu chính bao gồm:

  • Nghiên cứu đặc tính di truyền và hoạt tính sinh học của thảo dược tại Việt Nam
  • Phát triển các test nhanh miễn dịch phục vụ cho kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường

Trong hoàn cảnh khó khăn về cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ nano và các đơn vị bạn như: Công ty Nam Khoa, Viện Công nghệ sau thu hoạch, phòng nghiên cứu tại các trường đại học… Nhóm nghiên cứu với nỗ lực không mệt mỏi, đã tiến hành thực hiện thành công các đề tài khoa học đăng ký từ Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài. Có thể kể đến như:

“Nghiên cứu chế tạo kit ELISA phát hiện nhanh dư lượng melamine trong sữa và thức ăn chăn nuôi” đăng ký từ sở Khoa học Công nghệ TP.HCM”

“Chế tạo bộ kit Elisa phát hiện nhanh độc tố Enrofloxacin trong thủy sản”, nghiên cứu này đã được phát triển thành sản phẩm công bố trên các phương tiện truyền thông và chuyển giao cho công ty TNHH Thời Đại Xanh phát triển và phân phối.


Đến tháng 09 năm 2013, trên cơ sở hợp tác giữa Khu Công nghệ cao với Đại học Tsukuba – Nhật Bản, Phòng thí nghiệm hợp tác SHTP – Tsukuba được khánh thành.


Với trang thiết bị hiện đại được đầu tư từ phía đối tác Nhật Bản. Từ đó Phòng Nghiên cứu Triển khai Công nghệ Sinh học được Quyết định nâng cấp, đổi tên thành Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, thực hiện nghiên cứu, triển khai và phát triển sản phẩm trong các lĩnh vực:

+ Vật liệu y sinh: Nghiên cứu tạo ra các vật liệu có khả năng tương thích sinh học cao, sử dụng trong y học.

Sinh học nano: Thiết kế, tổng hợp các phân tử chức năng có khả năng sử dụng trong hệ dẫn truyền thuốc, trong quá trình biệt hóa tế bào gốc, tạo các sensor có khả năng tiếp nhận các tín hiệu của môi trường sống, tiềm năng ứng dụng trong điều trị ung thư và các công nghệ tái tạo trong y học.

Công nghệ sinh học tế bào ứng dụng: Phát triển các hệ thống tiêu chuẩn phân tích các cơ chế hoạt động ở mức độ tế bào và phân tử của các tế bào miễn dịch, sử dụng các dòng tế bào từ động vật thí nghiệm. Hệ thống này giúp phát triển các loại biệt dược điều trị các bệnh khó chữa như dị ứng, ung thư và các bệnh tự miễn.

Công nghệ enzyme/protein sử dụng trong y học: Nghiên cứu các protein chức năng. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một số protein trong ung thư  để phát triển các công nghệ hỗ trợ chống lại căn bệnh này.

Sinh học phân tử: ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán y học như xét nghiệm định danh mầm bệnh truyền nhiễm, xác định bệnh di truyền, ung thư; ứng dụng ADN tái tổ hợp trong y dược và sinh học.

 

Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học được cam kết tiếp tục đầu tư mạnh mẽ từ Nhà Nước và các đơn vị đối tác nước ngoài, kết hợp nguồn lực trong và ngoài nước để nghiên cứu phát triển sản phẩm cụ thể, thiết thực phục vụ đời sống con người.

 

Thiết bị Phòng nghiên cứu triển khai công nghệ sinh học

  1. Máy ly tâm tốc độ cao

                                                                            

Model: CF7D2 và CF16RX – Hãng Hitachi (NHẬT)

Tốc độ tối đa: 18,000 vòng /phút

Nhiệt độ: 2 – 250C

Ba loại rotor sử dụng cho ống ly tâm 2ml, 15ml và 50ml

Dùng để ly tâm tế bào, lắng mẫu nhanh; tách lớp hợp chất tự nhiên, vật liệu nano

  1. Tủ ủ STERI-CYCLE COIncubator

                                                                       

Model: 370 – Hãng Thermo Scientific

Dùng để nuôi cấy tế bào thí nghiệm

  1. Tủ cấy

              

Model: 1300 Series A2 – Hãng Thermo Scientific và AVG – Hãng Esco

Dùng để nuôi cấy vi sinh, tế bào (riêng biệt) trong điều kiện an toàn sinh học

  1. Tủ âm sâu -800C

                                    

Hãng Thermo Scientific

Dùng để bảo quản mẫu trong điều kiện -800C

  1. Kính hiển vi soi ngược

                                               

Model: CKX41 – Hãng OLYMPUS

Dùng để quan sát sự phát triển của tế bào trong các điều kiện nuôi cấy, thí nghiệm

  1. Máy đông khô

                                               

Hãng SCANVAC

Dùng để đông khô mẫu ở điều kiện chân không, nhiệt độ -550C. Cấp đông mẫu trước khi sử dụng.

  1. Hệ thống PCR, Elisa, Bộ chạy điện di

                                              

Hãng Bio – Rad

text ?>