Phòng thí nghiệm Công nghệ nano trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-KCNC ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Ban Quản lý Khu Công Nghệ Cao. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng là thực hiện các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực công nghệ nano, vật liệu mới, năng lượng tái tạo và sản xuất thử nghiệm sản phẩm khoa học.
Phòng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, các hợp tác với doanh nghiệp theo mục tiêu thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu theo đúng chức năng và nhiệm vụ. Bên cạnh đó tìm lối ra cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano tập trung vào việc phát huy sáng tạo nhằm đi đến công nghệ nguồn, tạo ra sở hữu trí tuệ, tìm nhà đầu tư chuyển giao công nghệ. Đồng thời đăng các bài báo trong nước, quốc tế và báo cáo ở các hội thảo quốc tế từ những công trình nghiên cứu tại Trung tâm.
Sự ra đời của Trung tâm cũng như phòng thí nghiệm công nghệ nano gắn liền với TS nguyễn Chánh khê là người đầu tiên xây dựng và phát triển Phòng thí nghiệm công nghệ nano. Đến nay Các nghiên cứu viên trẻ có trình độ chuyên môn cao có khả năng chủ nhiệm các đề tài dự án lớn và sử dụng vận hành các thiết bị hiện đại và năng lực xử lý công việc nhanh và gọn. Bên cạnh đó các thiết bị được duy trì, bảo quản và vận hành tốt.
Trong thời gian hoạt động, Phòng thí nghiệm Công nghệ nano đã nghiên cứu hợp tác với nhiều doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu các đề tài sau:
- Nghiên cứu điều chế than nano lỏng và ứng dụng đã hợp tác và chuyển giao quy trình cho Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long.
- Hoàn tất chuyển giao 02 ý tưởng công nghệ vào năm 2009 với kinh phí chuyển giao là 150.000 USD cho Công ty TNHH THTLC: 1/ Đăng ký Patent số No.11/555.363 tại Mỹ về Than ống và Than sợi nano tổng hợp ở dạng rắn (Solid Phase Synthesized Carbon Nano Fiber And Tube); 2/ Đăng ký Patent số No 20070077478A1 (tại Mỹ) về Màng điện phân tử sử dụng phức chất nano áp dụng cho pin nhiên liệu (Electrolyte Membrane For Fuel Cell Utilizing Nano Composite)
- Hợp tác nghiên cứu điều chế nano CaCO3 dùng trong thực phẩm chức năng cho Công ty cổ phần sản xuất thực phẩm dinh dưỡng NK.
- Nghiên cứu quy trình điều chế Silica fume từ trấu cho Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển Việt Nam.
- Nghiên cứu chế tạo than ống nano bằng phương pháp CCVD cho Công ty TNHH IQCT.
- Nghiên cứu sản xuất đầu dò kính hiển vi điện tử AFM dùng carbon nano tube (hợp tác với 4 Wind Technologies của Mỹ).
Nghiên cứu điều chế nano curcumin ứng dụng làm thưc phẩm chức năng do tập thể Phòng thí nghiệm công nghệ nano và Phòng Công nghệ Sinh học phối hợp nghiên cứu để tạo ra công nghệ. Từ kết quả này đã cho ra đời Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Viotek, là một doanh nghiệp được thành lập tại Vườn Ươm Công nghệ cao với sản phẩm chiến lược là thực phẩm chức năng Nacur Vital.
Những định hướng nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu các liệu nano dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm: Với sự quan ngày càng nhiều các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để chế biến thành sản phẩm được thực hiện bởi công nghệ nano để nâng cao giá trị sản phẩm mà còn nâng cao tác dụng dược lý của sản phẩm. Những nghiên cứu đang được tâp trung
- Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm từ nanocurcumin như dạng viên nén, dạng típ, dạng bột và ứng dụng nanocurcumin trong sữa chua.
- Nghiên cứu điều chế nano lycopene và kết hợp nanolycopene/curcumin
- Nghiên cứu điều chế nanocollagen.
- Công nghệ nano trong năng lượng và môi trường: Tập trung vào các nghiên cứu vật liệu và linh kiện dự trữ, chuyển đổi năng lượng; vật liệu kỹ thuật nhiệt, điện; vật liệu xử lý môi trường nước, không khí.
Một số công nghệ đã và đang nghiên cứu bao gồm:
+ Công nghệ siêu tụ điện (supercapacitor): công nghiệp xe điện, năng lượng tái tạo, backup
+ Vật liệu truyền dẫn và tiếp xúc nhiệt (Thermal interface materials)
Thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ nano
1. Thiết bị Siêu âm
Model: Q1375
Hãng sản xuất: QSONICA (MỸ)
Sử dụng với mục đích phân tán hạt nano trong dung dịch; Chế tạo hạt nano; Loại bỏ khí không tan trong dung dịch; Phá vỡ hoặc ức chế vật liệu sinh học
2. Thiết bị Single Potentiostats / Galvanostats / EIS
Model: SP150
Đo quét thế vòng tuần hoàn (đo điện hóa CV hay đo Cyclic Voltammetry) và đo tổng trở. Ứng dụng nghiên cứu các thông số điện hóa của vật liệu, pin và siêu tụ.
3. Hệ FTIR – Raman
Hệ FTIR –EXCALIBUR 3100 hãng Variant (Hoa Kỳ) và hệ đo phổ Raman Advantage 532-Intevac (Hoa Kỳ)
Sử dụng để xác định độ truyền qua, phản xạ, độ hấp thụ trong vùng hồng ngoại gần, trung bình và xa (NIR, MIR, FIR), xác định bán định lượng các thành phần liên kết trong màng, cấu trúc của màng và các thành phần hóa học của các vật liệu hữu cơ, polymer…
4. Hệ UV-Vis
Model: V-670 – hãng Jasco (Nhật)
Được sử dụng để đo độ truyền qua, độ hấp thụ của mẫu trong vùng cận tử ngoại, vùng nhìn thấy và cận hồng ngoại (bước sóng từ 190 nm đến 2700 nm). Nguồn sáng được sử dụng trong hệ gồm 2 loại: đèn Deuterium (190 – 350 nm) và đèn Halogen (330 – 2700 nm) cho vùng tử ngoại, vùng nhìn thấy và hồng ngoại gần.
5. Kính hiển vi lực phân tử (AFM)
Model: 5500 AFM System – Agilent (Hoa Kỳ)
Dùng để xác định hình thái học bề mặt của màng mỏng trong thang đo mm và nm.
6. Kính hiển vi điện tử quét (FE-SEM)
Model: S-4800, Hitachi (Nhật Bản)
Được sử dụng để quan sát các hình ảnh vi mô của bề mặt màng trong thang đo nm.